HƯỚNG DẪN LÀM RƯỢU NHO AN TOÀN VÀ BỔ DƯỠNG
Cùng tham khảo những hướng dẫn làm rượu nho vừa an toàn lại ngon nhé. Không gì thú vị hơn khi có dịp thết đãi bạn bè hoặc một dịp vui nào đó mà mọi người cùng thưởng thức thứ rượu nho nguyên chất do chính tay ta làm, vừa an toàn lại vừa tốt cho sức khỏe
Cách làm rượu nho:
Cách 1:
- Chọn mua nguyên liệu:
+ Rượu nho rất dễ làm và được người dân tự làm rất nhiều. Theo kinh nghiệm của RuouNgam nên chọn mua nho Viet Nam có vị chua ngọt (ko nên dùng nho Mỹ vì rất ngọt sẽ không...ăn đường). Chọn mua nho đỏ để tạo màu (nếu quan tâm đến màu sắc của rượu)
+ Đường cát trắng (1kg nho cần 300-500gr đường tùy độ chua của nho)
- Ủ nho
+ Sau khi mua nho về, rữa sạch, để cho ráo nước. Sau đó vặt ra và cho vào bình ủ (như hình minh họa)
+ Chia nhỏ đường và nho thành nhiều phần. Để 1 lớp nho, rồi đến 1 lớp đường và làm đến khi hết nguyên liệu (phần trên cùng nên để đường nhiều nhất và phủ hết nho)
+ Sau cùng đậy kín bình ủ, để khoảng 14-17 ngày. Đường và nho sẽ tự động lên men để thành rượu
- Tinh chế:
+ Đến ngày lấy rượu ra thì hầu hết nho chỉ còn vỏ. Các bạn vớt nho ra, sau đó lọc phần xác của nho, phần còn lại là rươu đã chưng cất
+ Phần rượu này là nguyên chất, vậy nên có thể dùng với đá để pha loãng hoặc bỏ vào tủ lạnh trước khi dùng sẽ ngon hon.
Dùng một ít rượu trong bữa ăn thì thật tuyệt nhỉ. Dễ làm phải không nào, chúc các bạn thành công!!
Rượu Nho |
-1 bình thủy tinh có thể tích lớn gấp 2 lần số nho bạn định làm, rửa thật sạch và đem phơi nắng khô ráo.
-1 túi vải để lược.
-5kg nho tím hoặc đỏ, loại nho Phan Rang, chứ không cần thiết phải là nho ngoại nhập, xin các bạn lưu ý nếu muốn có được những giọt rượu ngon và cất giữ được lâu (có thể đến 10 hoặc 20 năm)
- 1 bình rượu đã được 14 tuổi, và nếu để lâu thì mầu càng đẹp và trong vắt không khác gì ( Scotch Whisky đâu) thì chúng ta phải chọn loại nho tốt, chín đều nhưng không được úng hoặc bầm dập.
- 750g đường cát.( 1kg nho = 150g đường)
Cách làm:
Nho rửa sạch, lặt bỏ cuống để thật ráo nước, cho nho vào 1 thau sạch, khô, đổ đường vào và dùng tay bóp cho quả nho dập vỏ, không cần phải nát lắm mà chỉ cần bể vỏ là đủ, trộn đều và cho tất cả vào bình, đặt trên miệng bình 1 túi nylon, đậy hờ nắp bình lại, để 2 tuần thì mở ra trộn đều trên dưới, xong đậy tiếp lại như lần trước, không nên đậy quá chặt, khi nho được thẩm thấu, quá trình lên men sẽ diễn ra, nếu chúng ta sử dụng bình có thể tích nhỏ hoặc vừa đủ sẽ làm trào rượu ra ngoài cho nên điều bắt buộc phải dùng bình lớn, tối thiểu là phải gấp đôi, ví dụ làm 5kg nho ta phải sử dụng ít nhất bình 10kg hoặc lớn hơn càng tốt.
Chúng ta hãy tạm quên nó đi cho đến 4 tháng sau, các bạn mở ra, dùng túi vải lọc bỏ bã, lấy nước đổ lại vào bình, cũng tương tự ta đậy lại và để thêm 2 tháng nữa, lúc này rượu đã lắng xuống, chắt lấy nước trong ở trên cho vào chai rượu kiểu, các bạn đã có thứ rượu nho nguyên chất thơm nồng và trong vắt để dành tùy nghi sử dụng.
Tác dụng của Nho
Nho có tác dụng tốt đối với tim mạch
Nho không chỉ là thực phẩm giá trị cao mà còn có tác dụng phòng chữa bệnh. Nó rất giàu polyphenol - một chất có hiệu quả cao trong việc hạn chế quá trình đông vón của tiểu cầu, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Hàm lượng polyphenol trong nho đen cao hơn so với các loại nho khác.
Nho có tác dụng tốt đối với tim mạch
Nho không chỉ là thực phẩm giá trị cao mà còn có tác dụng phòng chữa bệnh. Nó rất giàu polyphenol - một chất có hiệu quả cao trong việc hạn chế quá trình đông vón của tiểu cầu, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Hàm lượng polyphenol trong nho đen cao hơn so với các loại nho khác.
Từ xưa, quả nho đã được nhân dân ta và nhiều nước trên thế giới sử dụng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Thần nông bản thảo... cũng đề cập đến tác dụng chữa bệnh của nó. Các danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông trong trước tác của mình đều ca ngợi giá trị dược dụng của nho. Trong Đông y, vị thuốc này có tên là bồ đào, vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thông thủy đạo, trừ phong hàn, tê thấp, làm nhẹ mình mẩy, mạnh thần trí.
Các nhà khoa học khuyên rằng, để phòng và chữa bệnh tim mạch, nên uống mỗi ngày 1-2 ly rượu vang đỏ. Nếu không có rượu, nên dùng nho tươi (ăn nguyên cả vỏ để được cung cấp một lượng polyphenol cao). Trước khi ăn, cần ngâm rửa kỹ nho dưới vòi nước chảy để loại bỏ lượng thuốc bảo vệ thực vật bám ở vỏ.
Các nghiên cứu cho thấy, chất polyphenol trong quả nho không chỉ ngăn ngừa cục máu đông mà còn có tác dụng ngăn các cholesterol xấu bám dính vào thành mạch máu, tránh tình trạng nhồi máu cơ tim do tắc mạch. Các chất xơ có trong quả nho cũng có tác dụng tương tự. Polyphenol cũng là chất chống ôxy hóa, bảo vệ tế bào trước sự phá hoại của các gốc tự do - một trong các yếu tố gây lão hóa và ung thư.
Nho chứa nhiều vitamin (nhất là vitamin C, B và PP) và chất điện giải, rất tốt cho sức khỏe. Đường trong quả nho thuộc dạng dễ hấp thụ, lại không có tính "nóng" như đường mía, đường củ cải.
Lưu ý:
- Nho có hàm lượng đường cao. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều trong thời gian dài. Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng ăn nho.
- Nho có tác dụng "thông thủy đạo", lợi tiểu. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu nhạt, tiểu đường, tiêu chảy, lỵ... không nên ăn.
Cách làm rượu nếp ngon
Làm gì khi chồng nghiện rượu
Làm sao để hết đau đầu sau khi uống rượu
Làm đẹp da với rượu trắng
Cách ngâm rượu gừng nghệ
(St)
No Comment to " HƯỚNG DẪN LÀM RƯỢU NHO AN TOÀN VÀ BỔ DƯỠNG "